Cuộc sát nhập giữa ngân hàng SHB và công ty tài chính Vinaconex - Viettel: Hoàn hảo
Vào tháng 4/2015 thì trong phiên họp ĐHCĐ đã có chủ trương sát nhập SHB với công ty tài chính Vinaconex và sau ngày 24/10/2015 với tỷ lệ đồng ý tới 93% để SHB và Vinaconex - Viettel (VVF) sát nhập với nhau. Tuy nhiên việc sát nhập với VVF sẽ đem lại sức sống mới cho SHB hay là sẽ đem lại một kết quả như thế nào khác? Hãy cùng đọc bài phân tích dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất về việc sát nhập của SHB với "người đẹp" VVF nhé.
"Bàn đạp" mở rộng tín dụng
Trong xu hướng mở rộng tín dụng, một số ngân hàng đều đẩy mạnh mua bán, sáp nhập từ 1-2 công ty tài chính để tiến nhanh vào mảnh đất "màu mỡ" tín dụng tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, việc nhận sáp nhập VVF sẽ giúp SHB mở rộng hệ thống mạng lưới, tận dụng lợi thế của công ty tài chính để phát triển sản phẩm tín dụng nhắm tới khách hàng chuyên biệt…
SHB sẽ thành lập công ty tài chính chuyên biệt (mô hình công ty TNHH Một thành viên trực thuộc ngân hàng). Ngân hàng sẽ tái cơ cấu VVF và thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý và kinh nghiệm cao để hỗ trợ công ty này.
Chiến lược phát triển của SHB trong ngắn hạn là kế thừa, tận dụng lợi thế sẵn có của hai tổ chức để có thể thâm nhập thị trường tài chính tiêu dùng. Trong dài hạn, SHB sẽ mở rộng thị phần khách hàng, đa dạng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối… SHB sẽ chú trọng tới nhóm khách hàng cá nhân, có thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm.
Dự kiến, công ty tài chính sẽ có dư nợ khoảng 990 tỷ đồng trong năm 2016, tăng lên 3.366 tỷ đồng vào năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu mảng tiêu dùng sẽ giảm "thần tốc" xuống còn 3% (năm 2016), nhưng tăng lên 5% (năm 2017) và 6,5% (năm 2018)…
Trong đề án sáp nhập, SHB đã dự kiến kế hoạch tài chính hợp nhất trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, năm 2015, tổng tài sản 200.000 tỷ đồng sẽ tăng lên 268.958 tỷ đồng vào năm 2017. Dư nợ cho vay trong 3 năm tới lần lượt là 126.558 tỷ đồng, 152.706 tỷ đồng và 185.166 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế ba năm tới lần lượt là 1.120 tỷ đồng, 1.391 tỷ đồng và 1.596 tỷ đồng. ROA duy trì ở mức 0,61-0,64%, ROE ở mức 10,12-11,84%. Mặc dù không công bố nợ xấu dự kiến, nhưng SHB cho biết, chi phí dự phòng có xu hướng tăng mạnh, từ mức 709 tỷ đồng (năm 2015) lên 1.037 tỷ đồng (năm 2016) và đạt 1.272 tỷ đồng (năm 2017).
Bác bỏ khả năng mua 0 đồng
Chia sẻ về thương vụ sáp nhập thứ hai này, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB, đã ví von: "VVF là một cô gái đẹp, mà nhiều chàng trai trong nước muốn nhảy vào cưa cẩm. Chúng tôi đã phải rất quyết liệt, quyết tâm và tích cực mới có thể đạt được kết quả này (được chấp thuận sáp nhập-PV).
Đến thời điểm này, sau khi VVF đã được làm "sạch", theo ông Hiển, đã có một số nhà đầu tư nước ngoài muốn "kết duyên" với VVF. Song, "chúng tôi quyết định phải tái cơ cấu VVF ổn định đã rồi mới tính các hướng đi khác"- Ông Hiển nói, chia sẻ cởi mở về tình hình nợ xấu của VVF. Tính đến 30/9/2015, VVF chỉ còn dư nợ 157 tỷ đồng, nợ xấu khoảng 65 tỷ đồng.
Trước đó, tại thời điểm 30/6/2015, tỷ lệ nợ xấu tới 35,25% (tương ứng 57 tỷ đồng nợ xấu), giảm một nửa so với tỷ lệ 70,12% (tương ứng nợ xấu 147 tỷ đồng) cuối năm 2014.
Theo chủ tịch SHB, kết quả nợ xấu giảm "thần tốc" này là do SHB đã yêu cầu VVF phải tạm dừng cho vay, không phát sinh nợ mới, tích cực thu hồi nợ, xử lý tài sản…
Một cổ đông chất vấn HĐQT về khả năng SHB có bị mua lại 0 đồng vì hiệu quả hoạt động kinh doanh sa sút hay không, nhất là khi nhận sáp nhập VVF thì còn bị ảnh hưởng nữa.
Gạt bỏ nghi vấn này, ông Hiển cho rằng cổ đông đang quá lo lắng và dường như bị "hoang tưởng". Chủ tịch SHB mong muốn "các cổ đông góp ý có trách nhiệm và trên tinh thần xây dựng để cùng phát triển ngôi nhà của mình bền vững hơn. Nếu tôi không làm được, không có năng lực thì tôi cũng xin thôi".
Liên quan đến khoản nợ quá hạn của VVF (150 tỷ đồng trái phiếu và 79 tỷ đồng tiền gửi tại công ty tài chính Hadico), một cổ đông lo lắng khả năng khó thu hồi, dẫn tới SHB phải "ôm" nợ xấu và trích dự phòng rủi ro thay cho VVF. Điều này sẽ đe doạ trực tiếp lợi nhuận của ngân hàng khi sáp nhập.
Về nợ trái phiếu 150 tỷ đồng, ông Hiển cho hay là có bảo lãnh Seabank và tài sản bảo đảm là dự án và khu đất có giá trị. Trước sáp nhập, VVF đã khởi kiện Seabank để xử lý nợ xấu và sau sáp nhập, SHB sẽ làm việc với Seabank để giải quyết số nợ này.
Còn 79 tỷ đồng tiền gửi tại công ty tài chính Handico, hiện đã có một tập đoàn tài chính Nhật Bản tham gia vào công ty này và có lộ trình để trả 50% số nợ trong quý IV/2015 và quý IV/2016 sẽ trả nốt.
Như vậy việc sát nhập này của 2 đơn vị Vinaconex và SHB có thể sẽ đem tới nhiều điều tích cực hơn nữa, giống như ông Đỗ Quang Hiển đã nói :"VVF là một cô gái đẹp, mà nhiều chàng trai trong nước muốn nhảy vào cưa cẩm. Chúng tôi đã phải rất quyết liệt, quyết tâm và tích cực mới có thể đạt được kết quả này" vậy chiếm được người đẹp rồi thì SHB phải hãnh diện, phải có một sức sống mới tốt hơn chứ, phải không ?
Cuộc sát nhập giữa ngân hàng SHB và công ty tài chính Vinaconex - Viettel: Hoàn hảo
Reviewed by Unknown
on
01:28
Rating:
Không có nhận xét nào: