Công nghệ lọc RO và NANO công nghệ nào tối ưu hơn

Công nghệ lọc RO,công nghệ lọc NANO là những cụm từ cực kỳ quen thuộc với những gia đình hiện nay bởi nó luôn gắn liền với các sản phẩm Máy Lọc Nước một trong những thiết bị không thể thiếu trong các gia đình hiện nay.2 công nghệ này có nhưng ưu và nhược điểm gì?công nghệ lọc nào tối ưu hơn cả?Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá 2 công nghệ lọc có thể nói là tiên tiến nhất hiện nay.

Xem thêm : máy lọc nước nano geyser
lọc khuẩn màng lọc bạc
Công nghệ màng lọc có chứa phân tử bạc

Công nghệ lọc nước NANO

Lõi lọc Nano được cấu tạo từ vật liệu dạng xốp siêu rỗng (dạng tổ ong) có kích thước nhỏ từ 10 – 100 Nanomet để tăng bề mặt tiếp xúc với nước. Công nghệ này hoạt động theo 3 nguyên tắc chính: Cơ chế hấp thụ, cơ chế hấp phụ và tính năng diệt khuẩn.

- Cơ chế hấp thụ: Bề mặt tiếp xúc với nước cảu lõi lọc Nano được phủ lên nhiều loại nam châm. Mỗi loại nam châm có chức năng hút và giữ một số ion kim loại có trong nước.

- Cơ chế hấp phụ: Nhờ vào cấu tạo từ dạng vật liệu siêu rỗng nên mỗi khi nước đi qua lõi Nano lại “ngậm” và giữ lại các chất bẩn, chất hữu cơ.

- Cơ chế diệt khuẩn: Dạng vật liệu xốp siêu rỗng của lõi lọc Nano có một phần là các hạt Nano bạc có kích thước từ 10 – 30 nanomet. Sự hoạt động của các “hat bạc” sẽ phá hủy màng Protein của vi khuẩn, vi rút vì vậy khi dòng nước đi qua lớp vật liệu này thì vi khuẩn, vi rút sẽ bị tiêu diệt.

Với những cơ chế hoạt động trên, nước thẩm thấu toàn bộ qua các mao quản của lõi Nano nên sau một thời gian lõi lọc này sẽ giảm khả năng trao đổi ion, toàn bộ chất thải sẽ bị giữ lại trên bề mặt của lõi (nhiều chất lầy có thể nhìn thấy bằng mắt thường), vì thế tuổi thọ của lõi lọc Nano bị giảm và chất lượng th được sẽ không đảm bảo. Do đó, cần phải thay mới lõi lọc liên tục thì nước lọc ra mời được đảm bảo, ngoài ra người sử dụng phải luôn chú tâm quan sát để không thay lõi quá muộn, đây sẽ là một vấn đề tương đối lớn với người tiêu dùng. Hiện tạ mức giá với mỗi máy lọc nước sử dụng công nghệ Nano đang giao động trong khoảng 3.600.000đ – 4.700.000đ, chi phí thay 1 lõi Nano khoảng 1.000.000đ.
máy lọc nước nano geyser
Máy lọc nước nano geyser

Trên thực tế, lõi lọc Nano hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Liên Bang Nga – nơi có nguồn nước đầu vào sạch, mục đích sử dụng chỉ mang tính tạm thời: ví dụ sử dụng để lọc nước khi bộ đội đi hành quân…Còn ở Việt Nam nguồn nước đầu vào chưa thực sự sạch để có thể đáp ứng được về hiệu quả của máy lọc nước Nano. Do đó ứng dụng máy lọc nước theo công nghệ Nano tại Việt Nam thực sự là chưa phù hợp cả về nguồn nước lẫn chi phí sử dụng.

Công nghệ lọc nước RO

Công nghệ thẩm thấu ngược RO được phát minh từ những năm 50, sau một thời gian dài nghiên cứu dựa theo nguyên tắc hoạt động theo tự nhiên – cản cứ vào cơ chế hoạt động của cơ thể con người – bộ máy hoàn hảo của tạo hóa – luôn hấp thụ những dưỡng chất tốt, bài tiết những chất không có lợi ra khỏi cơ thể con người.

Các màng RO được cấu tạo từ tấm màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt (TFC Thin Film Composite), được gắn chặt và cuộn lại với nhau thành một cấ hình dạng xoắn ốc. Trên bề mặt màng gòm có các lỗ nhỏ co kích thước khoảng 0.1 - 0.5 Nanomet (nhỏ hơn 100 lần so với lõi Nano), kích thước lỗ màng này chỉ to hơn vài ba phân tử nước H2O, vì thế:

- Các chất rắn hòa tan (Thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp…) thường có kích thước phần tử lớn nên không thể đi qua được màng lọc RO

- Các vi khuẩn (kích thước vài micromet), hay các loại virut nhỏ hơn (kích thước vài chục Nanomet), đều to gấp hàng chục lần so với kích thước của các lỗ trên màng RO

- Các ion kim loại tuy nhỏ nhưng bị Hydrat hóa (bị các phân tử nước bao quanh trở nên cồng kềnh hơn và cũng không thể chui lọt qua màng RO

Bề mặt RO có các lỗ siêu nhỏ, vì thế phải dùng điện để tạo áp lực của máy bơm ép nước tinh khiết đi qua màng lọc. Tuy nhiên người sử dụng không cần lo lắng vì máy lọc nước có bình chứa nước 10L, nước luôn được tự động bổ sung đầy bình khi nước trong bình chứa vơi đi. Khi mất điện nước vẫn tự động chảy từ bình chứa nước lên vòi khi người sử dụng lấy nước.

Ngoài ra, theo cơ chế trượt ngang nguồn nước sau khi tới màng lọc RO tách ra làm hai phần: Một là phần nước hoàn toàn tinh khiết, nước còn lại là nước có lẫn các tạp chất lưu lại trên bề mặt màng lọc RO, sẽ bị cuốn ra ngoài theo đường nước thải (ưu điểm hơn so với màng lọc Nano). Vì thế màng lọc RO sẽ có độ bền cao hơn. Lượng nước thải này có thể tích gấp đôi lượng nước tinh khiết, nhưng sạch hơn nước đầu vào vì nước trước khi tới màng lọc RO đã đi qua hệ thống cấp lọc 1,2,3 có kích thước lỗ lọc nhỏ nhất là 1 micron nên các chất bẩn, gỉ sắt, bọ gậy, mùi vị lạ, chất hữu cơ đọc hại đã bị giữ lại trước. Người sử dụng có thể dùng nước thải để rửa xe, tưới cây, lau nhà, rửa bát, giặt giũ, tuần hoàn (có thể sử dụng vòi để thông vào bể ngầm hoặc dùng xô, chậu hứng nước) cho vào bể nước cấp ngầm ban đầu nhằm tái sử dụng, tránh lãng phí.

Nước sau khi qua màng lọc RO là nước tinh khiết. Vì vậy khi ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược, máy lọc được bổ sung thêm các lõi sau màng RO như lõi than hoạt tính T33, lõi Alkaline, lõi BiO… nhằm bù lại đủ lượng các vi khoáng cần thiết cho cơ thể.

Công nghệ lọc RO đã và đang được ứng dụng trong các lĩnh vực to lớn khác như: lọc nước phục vụ con người vu hành vũ trụ (tuần hoàn hệ thống nước trong tàu con thoi, khoa học vũ trụ), chưng cất nước tinh khiết trên mặt trăng; trong y tế (chạy thận nhân tạo, lọc nước tinh khiết cho phòng thí nghiệm), cho công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử (nước siêu tinh khiết); trong ngành chế biến nước giải khát, nước ngọt, nước khoáng đóng chai…màng lọc RO có thể xem là công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Các thí nghiệm cũng cho thấy máy lọc nước RO cho nước có độ tinh khiết cao hơn so với máy lọc nước Nano.

So sánh các công nghệ lọc nước hiện nay
Hy vọng với những phân tích trên sẽ giúp quý vị và các bạn lựa chọn được những sản phẩm máy lọc nước phù hợp nhất với điều kiện kinh tế cũng như nguồn nước của gia đình mình.
Công nghệ lọc RO và NANO công nghệ nào tối ưu hơn Công nghệ lọc RO và NANO công nghệ nào tối ưu hơn Reviewed by Unknown on 00:14 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.